GIỚI THIỆU VỀ NGHỀ BIỂU DIỄN NHẠC CỤ PHƯƠNG TÂY
- Giới thiệu chung về ngành, nghề
Ngành trình độ trung cấp, cao đẳng tại trường Cao đăng Yên Bái là một ngành học chuyên sâu, đào tạo những nghệ sĩ âm nhạc có khả năng trình diễn các loại nhạc cụ phương Tây như đàn phím keyboard (piano, organ), đàn Guitar, kèn Saxophone một cách chuyên nghiệp.
2. Kiến thức và kỹ năng đạt được
Về kiến thức
- Có hiểu biết về chính trị, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, giáo dục quốc phòng an ninh.
- Nắm vững kiến thức lý luận, hệ thống môn học cơ bản của âm nhạc như: Nhạc lý cơ bản, Lịch sử âm nhạc, Hoà thanh, Xướng âm, Ghi âm, Nhạc lý cơ bản, Lịch sử âm nhạc, Hình thức âm nhạc, Hoà thanh, Hát dân ca, Hát hợp xướng, Keyboard (Đàn organ), Guitar.và các môn chuyên ngành đàn phím điện tử, đàn Guitar.
- Nắm vững kiến thức cơ bản về phương pháp, kỹ thuật biểu diễn các tác phẩm âm nhạc trên đàn.
- Có kiến thức sâu về biểu diễn độc tấu, hòa tấu dàn nhạc nhạc cụ Organ hoặc Guitar theo chuyên ngành lựa chọn.
Về kỹ năng cứng:
- Khai thác, sử dụng thành thạo và khai thác tốt tính năng nhạc cụ chuyên ngành Organ, Guitar, Saxophone.
- Biểu diễn thành thạo được các tác phẩm âm nhạc cổ điển, tác phẩm piano Việt Nam, các tác phẩm dân ca trong và ngoài nước.
- Khả năng chuyên môn: biết cách độc tấu, hòa tấu, cách đệm nhạc cho ca khúc trên nhạc cụ Organ, Guitar, Saxophone, đáp ứng yêu cầu thực tế xa hội.
- biết xây dựng, dàn dựng được các chương trình biểu diễn âm nhạc.
Kỹ năng mềm:
- Có khả năng thuyết trình, về lý luận âm nhạc cơ bản.
- Có khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn âm nhạc, nhạc cụ chuyên ngành làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm ban nhạc.
- Kèm cặp và hướng dẫn được người có trình độ thấp hơn ở mức sơ cấp, bồi dưỡng thị hiếu âm nhạc quần chúng.
- Đọc hiểu các từ ngữ tiếng Anh chuyên ngành ở mức độ cơ bản, sử dụng được phần mềm tin học văn phòng (Word, Excel) tương đương trình độ A
- Biết ứng công nghệ tin học âm nhạc và thao tác được trên các phần mềm viết, phối nhạc, phần mềm thu âm như Sibelius, encore, musicscore.
3. Vị trí làm việc của người học sau khi tôt nghiệp:
- Các đoàn nghệ thuật, các cơ sở trung tâm, nhà văn hóa trong và ngoài tỉnh.
- Các cơ quan đơn vị có nhu cầu xây dựng lực lượng văn hóa văn nghệ làm nòng cốt cho cơ sở.
- Nghệ sĩ biểu diễn: Tham gia các dàn nhạc giao hưởng, nhạc pop, nhạc jazz, biểu diễn tại các sự kiện, nhà hát, kinh doanh dịch vụ văn hóa, du lịch
- Giáo viên âm nhạc: Dạy nhạc tại các trường học, trung tâm âm nhạc.
- Nhạc sĩ: Tham gia sản xuất các sản phẩm âm nhạc Sáng tác, hòa âm, phối khí cho các tác phẩm âm nhạc.
- Chuyên gia âm thanh: Làm việc trong các studio thu âm, đài truyền hình.
4. Khả năng học tập và nâng cao trình độ khi ra trường:
- Tiếp tục học tập nâng cao trình độ ở bậc cao đẳng, đại học Âm nhạc
- Tiếp tục tự nghiên cứu, sáng tác trong quá trình hoạt động văn hóa văn nghệ tại địa phương.
5. Đối tượng tuyển sinh.
- Đối tượng tuyển sinh trình độ trung cấp: Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (từ lớp 9 trở lên), có niềm đam mê nghệ thuật biểu diễn nhạc cụ ưa thích một môi trường làm việc năng động, sáng tạo, đầy cảm hứng.
- Đối tượng tuyển sinh trình độ cao đẳng: Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông (lớp 12 trở lên), có niềm đam mê nghệ thuật biểu diễn nhạc cụ, có niềm đam mê nghệ thuật biểu diễn nhạc cụ ưa thích một môi trường làm việc năng động, sáng tạo, đầy cảm hứng.
Cơ hội nghề nghiệp đa dạng: Có cơ hội để lựa chọn nhiều con đường sự nghiệp khác nhau sau khi tốt nghiệp.
Môi trường làm việc năng động: Bạn sẽ được làm việc trong một môi trường sáng tạo, đầy cảm hứng.